Viêm phế quản là một trong những vấn đề phổ biến của hệ hô hấp. Bệnh thường tập trung ở trẻ nhỏ, người trên 65 tuổi, người có sức đề kháng kém, người làm việc trong môi trường độc hại, khói bụi, hóa chất. Vậy nguyên nhân viêm phế quản là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị viêm phế quản hiệu quả ra sao? Bạn hãy dành ra 10 phút để tìm lời giải đáp cho các thắc mắc trên trong bài viết sau đây nhé!
1. Viêm phế quản là gì?
Phế quản là ống dẫn nối tiếp phía dưới khí quản để đưa không khí vào trong phổi. Hệ thống phế quản có dạng cành cây gồm 2 phế quản gốc trái và phải, sau đó phân chia thành các nhánh nhỏ sâu vào bên trong phổi. Viêm phế quản là tình trạng viêm niêm mạc của ống phế quản, khiến người mắc bệnh ho kéo dài, khạc đờm, mệt mỏi, xanh xao.
Bệnh viêm phế quản được chia thành 2 loại gồm cấp tính và mạn tính:
- Viêm phế quản cấp tính: Đây là tình trạng viêm của niêm mạc phế quản sau khi người bệnh bị nhiễm trùng đường hô hấp trên. Viêm phế quản cấp xảy ra ở đối tượng trước đó không có tổn thương phổi.
- Viêm phế quản mạn tính: Đây là tình trạng viêm niêm mạc phế quản trong một thời gian dài, ít nhất 3 tháng/năm và kéo dài từ 2 năm trở lên. Bệnh tái phát nhiều lần, hàng tháng, có mức độ nghiêm trọng gấp nhiều lần viêm phế quản cấp tính.
2. Nguyên nhân viêm phế quản
Viêm phế quản do nhiều nguyên nhân gây ra. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng này.
2.1. Nguyên nhân bị viêm phế quản cấp tính
Theo các chuyên gia, nguyên nhân bệnh viêm phế quản cấp tính chủ yếu do virus, vi khuẩn tấn công cơ thể. Khi thời tiết chuyển mùa, sức đề kháng của cơ thể giảm đi, vi khuẩn, virus sẽ xâm nhập đường hô hấp thông qua mũi, miệng,… đi sâu vào hệ hô hấp dưới và tạo nên các ổ viêm nhiễm ở niêm mạc phế quản. Tình trạng này khiến người bệnh gặp các triệu chứng như: sốt, ho, khạc đờm,…
Bên cạnh đó, viêm phế quản cấp tính có thể xảy ra khi có các yếu tố như:
- Người bệnh thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá chủ động hay bị động cũng là nguyên nhân khiến số người bị viêm phế quản cấp tính gia tăng, đặc biệt là vào mùa đông khi thời tiết thay đổi. Điều này lý giải tại sao trẻ nhỏ sống trong gia đình có người hút thuốc lá thường xuyên gặp các vấn đề về hô hấp, trong đó có viêm phế quản.
- Sống trong môi trường độc hại, ô nhiễm: Hiện nay, ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng, chỉ số chất lượng không khí luôn ở ngưỡng có hại cho sức khỏe, bụi mịn dày đặc. Do đó, nếu không có biện pháp bảo vệ thì hệ hô hấp rất dễ bị tổn thương, viêm nhiễm, gây viêm phế quản, viêm phổi,…
- Làm việc trong môi trường bụi bặm, nhiều hóa chất, ví dụ công nhân mỏ than, thợ hàn xì, công nhân may mặc,… là đối tượng dễ mắc các bệnh về hô hấp, đặc biệt là viêm phế quản cấp và mạn tính.
- Người bệnh bị trào ngược dạ dày thực quản: Khi dịch vị axit dạ dày trào lên, niêm mạc thực quản sẽ bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus tấn công cơ thể, gây viêm phế quản cấp và mạn tính.
- Có hệ miễn dịch suy yếu: Hệ miễn dịch hoạt động như một lá chắn, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân bên ngoài. Nhưng khi hệ miễn dịch suy yếu, virus, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây viêm phế quản.
- Thời tiết khi giao mùa: Thời tiết nóng, ẩm tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn sinh sôi nảy nở và tấn công hệ hô hấp, gây viêm phế quản.
2.2. Nguyên nhân gây viêm phế quản mạn tính
Viêm phế quản mạn tính là tình trạng tái phát nhiều lần, liên tục của viêm phế quản cấp tính. Nguyên nhân dẫn tới viêm phế quản mạn tính tương tự như với tình trạng viêm phế quản cấp tính. Ngoài ra, việc điều trị viêm phế quản cấp tính không triệt để là căn nguyên khiến bệnh thường xuyên tái phát từ tháng này sang tháng khác, năm này qua năm khác.
3. Dấu hiệu của bệnh viêm phế quản
Dấu hiệu của bệnh viêm phế quản khá tương đồng với các rối loạn hô hấp khác. Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp cụ thể, các triệu chứng có thể xuất hiện với mức độ, tần suất khác nhau.
3.1. Dấu hiệu viêm phế quản cấp tính
Thông thường, người bị viêm phế quản cấp tính sẽ xuất hiện các dấu hiệu sau:
- Ho dai dẳng, kéo dài dù uống nhiều loại thuốc, kháng sinh mà tình trạng không thuyên giảm nhiều.
- Khạc đờm: Người bệnh ho kèm theo đờm có màu trắng, xanh, vàng. Nhiều trường hợp ho kèm ra máu.
- Sổ mũi, nghẹt mũi: Người bị viêm phế quản cấp tính sẽ thấy sổ mũi, nghẹt mũi vô cùng khó chịu.
- Sốt: Người bệnh có thể sốt, dao động từ 37.5 – 39 độ, kèm theo mệt mỏi, ớn lạnh. Tuy nhiên, nhiều trường hợp không bị sốt.
- Khó thở, thở khò khè, tức ngực: Điều này là do ống phế quản bị phù nề, sưng lên làm hẹp phế quản.
- Người bệnh xanh xao, nhợt nhạt, nhiều trường hợp bị sưng phù chân, mắt cá chân.
Nếu các triệu chứng trên xảy ra kéo dài, không thuyên giảm, người bệnh nên đi khám bác sĩ để được điều trị sớm, phòng tránh các biến chứng nghiêm trọng như: viêm phổi, suy hô hấp,…
3.2. Dấu hiệu viêm phế quản mạn tính
Người bị viêm phế quản mạn tính có các dấu hiệu bệnh tương tự như khi bị viêm phế quản cấp tính. Ngoài ra, người bệnh có thể xuất hiện thêm các vấn đề sức khỏe như:
- Môi, da, móng tay có thể hơi xanh do lượng oxy giảm.
- Thở khò khè kèm theo tiếng nổ lách tách khi thở.
- Suy tim,…
4. Phương pháp điều trị bệnh viêm phế quản
Dựa vào nguyên nhân viêm phế quản, sẽ có những cách điều trị khác nhau. Hiện nay, việc chữa trị bệnh viêm phế quản tập trung vào một số phương pháp sau:
4.1. Điều trị viêm phế quản cấp tính
Sử dụng thuốc Tây
Như đã nói ở trên, có đến 90% trường hợp bị viêm phế quản cấp tính là do virus nên việc điều trị sẽ tập trung vào làm giảm triệu chứng: ho, sốt, khạc đờm,… Thuốc kháng sinh chỉ được sử dụng trong trường hợp bệnh do vi khuẩn gây ra.
Ngoài ra, người bệnh viêm phế quản cấp tính có thể được chỉ định sử dụng một số loại thuốc sau:
- Thuốc hạ sốt: Nếu người bệnh sốt cao trên 38.5 độ thì nên sử dụng thuốc hạ sốt. Lưu ý không tự ý sử dụng loại hạ sốt ibuprofen nếu chưa có sự cho phép của bác sĩ.
- Thuốc giảm ho: Ho là phản xạ có lợi cho cơ thể để tống xuất đờm, virus, vi khuẩn. Tuy nhiên, ho kéo dài, liên tục khiến người bệnh bị mệt mỏi. Do đó, việc sử dụng các loại thuốc giảm ho sẽ được bác sĩ chỉ định.
- Thuốc giãn phế quản: Nếu bị viêm phế quản cấp tính kèm theo thở khò khè, người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc giãn phế quản để giúp tăng lượng khí đến phổi.
- Corticosteroid: Đây là thuốc chống viêm được sử dụng trong điều trị viêm phế quản. Đặc biệt nếu người bệnh có tiền sử bị hen suyễn hoặc COPD.
- Thuốc long đờm: Thuốc có tác dụng làm sạch đờm nhầy ở phổi, phế quản, khí quản, khai thông đường thở cho người bệnh.
- Thuốc chống virus: Trường hợp viêm phế quản cấp tính do virus gây ra, các loại thuốc chống virus có thể được kê để tăng khả năng ức chế sự phát triển của virus.
Điều trị tại nhà
Ngoài sử dụng các loại thuốc Tây được bác sĩ chỉ định, người bệnh viêm phế quản cấp tính có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:
- Uống nhiều nước: Nước giúp làm loãng đờm, từ đó giúp làm sạch đường thở tốt hơn. Hãy cố gắng uống 2 lít nước/ngày khi bị viêm phế quản bạn nhé!
- Sử dụng máy tạo độ ẩm: Điều này giúp làm loãng đờm, khai thông đường thở hiệu quả.
- Súc miệng bằng nước muối: Muối có tác dụng chống viêm, loại bỏ đờm nhầy ở cổ hiệu quả.
- Tránh xa các chất gây kích ứng như khói thuốc lá, khói độc, bụi, chất gây dị ứng. Nếu phải tiếp xúc, bạn nên đeo khẩu trang để tránh các chất trên đi vào phổi khiến bệnh ngày càng nặng hơn.
- Nghỉ ngơi tại nhà trong 2 – 3 ngày đầu phát hiện bị viêm phế quản.
- Sử dụng sản phẩm thảo dược Phytocine để hỗ trợ làm giảm triệu chứng mệt mỏi, ho, sốt và phòng ngừa viêm phế quản tái phát.
4.2. Điều trị viêm phế quản mạn tính
Các phương pháp điều trị viêm phế quản mạn tính cũng tương tự như viêm phế quản cấp tính. Người bệnh cũng cần tuân thủ chặt chẽ chỉ định điều trị của bác sĩ và áp dụng các phương pháp điều trị ở nhà như trên. Bên cạnh đó, để phòng bệnh tái phát, bác sĩ có thể lưu ý người bệnh áp dụng một số biện pháp, trong đó có sử dụng sản phẩm thảo dược, tiêu biểu như thực phẩm bảo vệ sức khỏe Phytocine.
4.3. Phytocine – Sản phẩm giúp bảo vệ hệ hô hấp an toàn từ thiên nhiên
Với thành phần là sự kết hợp hài hòa của 5 vị “kháng sinh tự nhiên” vô cùng quan thuộc bao gồm Xuyên tâm liên, thanh ngâm, gừng gió, tỏi và mật ong, Phytocine giúp bảo vệ hệ hô hấp khỏi sự tấn công của virus, vi khuẩn, từ đó phòng ngừa viêm phế quản nói riêng và các bệnh lý về hô hấp khác như: viêm họng, viêm phổi, viêm amidan,… tái phát. Ngoài ra, nếu sử dụng sản phẩm trong thời gian bị bệnh, Phytocine sẽ giúp hỗ trợ làm giảm ho, sốt, mệt mỏi cho người mắc một cách hiệu quả, an toàn.
Hy vọng với các thông tin về nguyên nhân bị viêm phế quản ở trên đã giúp quý khách có được những biện pháp bảo vệ sức khỏe cho bản thân và các thành viên trong gia đình. Nếu còn thắc mắc, quý khách có thể để lại bình luận phía dưới bài viết để được chuyên gia của 3T Pharma tư vấn miễn phí nhé!