Nước tiểu màu hồng là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Cách điều trị như thế nào?

Nước tiểu màu hồng là một trong những vấn đề của hệ tiết niệu. Tình trạng này có thể do bạn ăn các loại thực phẩm màu đỏ, hồng hoặc do nhiều bệnh lý gây ra. Nếu không được điều trị thì tình trạng sẽ ngày càng trầm trọng hơn, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy những bệnh lý gì sẽ gây đi tiểu có màu hồng? Cách điều trị ra sao? Mời bạn xem chi tiết trong bài viết sau đây. 

1. Nước tiểu màu hồng là gì?

Nước tiểu màu hồng là do có máu. Những bệnh có thể gây ra máu hồng trong nước tiểu (tiểu máu) bao gồm nhiễm trùng đường tiết niệu, phì đại tuyến tiền liệt, khối u ác tính và lành tính, u nang thận, sỏi tiết niệu. Một số nguyên nhân khác như thực phẩm, thuốc men, vận động mạnh cũng khiến nước tiểu màu hồng.

Nếu bạn không ăn thực phẩm có màu đỏ, hồng mà nước tiểu có màu hồng thì có thể bạn đã gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nào đó. Mời bạn xem phần sau để biết thông tin chi tiết.

Nước tiểu màu hồng là vấn đề tiết niệu không hiếm gặp
Nước tiểu màu hồng là vấn đề tiết niệu không hiếm gặp

2. Hiện tượng đi tiểu ra nước tiểu màu hồng là bệnh gì?

Tại sao nước tiểu màu hồng? Theo nhiều chuyên gia, nước tiểu màu hồng là tình trạng tiểu ra máu đại thể, máu hòa lẫn cùng nước tiểu khiến nước tiểu đổi màu. Dưới đây là một số bệnh lý gây tiểu ra máu, nước tiểu màu hồng nhạt ở nữ và nam:

  • Viêm đường tiết niệu: Tình trạng này thường gặp ở phụ nữ, ít gặp hơn ở nam giới. Khi bị viêm đường tiết niệu, người bệnh sẽ đi tiểu ra máu khiến nước tiểu có màu hồng, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần,…
  • Sỏi tiết niệu: Các viên sỏi mắc kẹt trong thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo,… có thể gây trầy xước niêm mạc, máu chảy theo nước tiểu ra ngoài, khiến người bệnh tiểu ra màu hồng. Ngoài ra, người bệnh có sỏi tiết niệu còn bị đau thắt lưng, bụng; nước tiểu đục, có mùi hôi; tiểu đau, buốt.
Sỏi tiết niệu có thể gây ra hiện tượng nước tiểu màu hồng
Sỏi tiết niệu có thể gây ra hiện tượng nước tiểu màu hồng
  • Viêm thận, viêm bàng quang: Viêm cầu thận, viêm bàng quang có thể gây tiểu máu, nước tiểu màu hồng.
  • Phì đại tiền liệt tuyến: Tiền liệt tuyến là cơ quan bao quanh niệu đạo ở nam giới, có chức năng hỗ trợ sinh sản. Khi tuyến tiền liệt phì đại, nó sẽ thu hẹp niệu đạo, khiến việc đi tiểu khó khăn. Để tống nước tiểu ra ngoài, bàng quang sẽ co bóp mạnh hơn, dẫn đến tiểu ra máu, nước tiểu màu hồng nhạt. Ngoài ra, người bị phì đại tuyến tiền liệt sẽ bị tiểu lắt nhắt, tiểu nhiều về đêm, bí tiểu, tiểu buốt rát,…
  • U, ung thư thận: Tiểu ra máu, nước tiểu có màu hồng, đau vùng thắt lưng, sút cân, thiếu máu, mệt mỏi,… là những triệu chứng điển hình khi bị u bướu, ung thư thận. Do đó, khi có các dấu hiệu nghiêm trọng này, bạn nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
  • U bàng quang, ung thư bàng quang: Các khối u ở bàng quang có thể gây máu trong nước tiểu, mệt mỏi, đau lưng, đau hông. Nếu không được điều trị kịp thời, các khối u có thể tiến triển thành ung thư bàng quang – Đây là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, tốn kém trong điều trị và có thể đe dọa tính mạng người bệnh.
U, ung thư bàng quang là nguyên nhân khiến nước tiểu màu hồng
U, ung thư bàng quang là nguyên nhân khiến nước tiểu màu hồng
  • Các bệnh về máu như: rối loạn đông máu, máu khó đông có thể khiến nước tiểu có màu hồng.
  • Ngộ độc chì, thủy ngân: Đây là 2 dạng ngộ độc kim loại nghiêm trọng, khiến người bệnh đi tiểu nước tiểu màu hồng nhạt, nôn hoặc buồn nôn, mệt mỏi, uể oải, đau đầu, đau toàn thân,… Khi thấy có các bất thường trên, bạn cần đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
  • Do cơ thể mất cân bằng âm dương: Theo Đông y, khi cơ thể khỏe mạnh thì âm dương cân bằng. Nhưng khi uống nhiều bia rượu, ăn nhiều đồ cay nóng, dùng nhiều loại thuốc kháng sinh,… thì âm dương sẽ mất cân bằng, dương khí hạ hãm, ép xuống bàng quang, gây vỡ các mao mạch, từ đó gây tiểu ra máu, nước tiểu có màu hồng.

>>> Xem thêm:

Bệnh đi tiểu ra máu là bệnh gì?

Nước tiểu màu hồng ở trẻ em

Tiểu ra máu sau khi quan hệ ở nam

Cách điều trị đi tiểu ra máu ở phụ nữ tại nhà

Tiểu ra máu không đau

3. Nguyên nhân khác khiến nước tiểu màu hồng? 

Ngoài các bệnh lý trên, nước tiểu có màu hồng có thể đến từ một số nguyên nhân khác như:

  • Sử dụng một số loại thuốc: Một số loại thuốc kháng sinh, thuốc nhuận tràng, thuốc làm dịu niêm mạc đường tiểu, thuốc an thần,… có thể khiến nước tiểu có màu hồng, đỏ. Sau khi dừng sử dụng thuốc, tình trạng nước tiểu có màu hồng sẽ chấm dứt.
  • Chấn thương hệ tiết niệu do tai nạn, tập thể dục cường độ cao,… cũng là một trong những vấn đề gây tiểu ra máu, nước tiểu có màu hồng.
  • Do một số thực phẩm: Khi bạn ăn một số thực phẩm như: củ cải tím, củ dền, dâu tây, việt quất, thanh long đỏ,… nước tiểu của bạn sẽ có màu hồng nhạt. Tình trạng này thường không gây nguy hiểm và có thể chấm dứt sau 2 – 3 ngày nếu bạn ngừng tiêu thụ các thực phẩm trên.
Ăn thanh long đỏ có thể khiến nước tiểu có màu hồng
Ăn thanh long đỏ có thể khiến nước tiểu có màu hồng

4. Nước tiểu màu hồng có nguy hiểm không?

Đái ra nước tiểu màu hồng có nguy hiểm không sẽ phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng và nguyên nhân gây bệnh.

Nếu nguyên nhân gây nước tiểu màu hồng do thực phẩm hay do thuốc thì không gây nguy hiểm cho cơ thể, không cần điều trị và sẽ tự biến mất nếu ngừng tiêu thụ loại thực phẩm hoặc loại thuốc đó.

Với các trường hợp đi tiểu nước tiểu màu hồng, tiểu ra máu do các bệnh lý hoặc do ngộ độc chì, thủy ngân thì người bệnh nên thăm khám tại các cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị càng sớm càng tốt. Bởi điều này có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng.

Khi bị nước tiểu màu hồng, bạn nên đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời
Khi bị nước tiểu màu hồng, bạn nên đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời

5. Nước tiểu màu hồng phải làm sao?

Khi bạn đi tiểu ra nước màu hồng, điều đầu tiên là phân biệt và loại trừ nguyên nhân gây ra tình trạng này. Nếu bạn không dùng loại thuốc nào, không ăn các thực phẩm có màu đỏ, hồng thì rất có thể bạn đã gặp một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nào đó.

Lúc này, bạn cần đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và được bác sĩ chỉ định các phương pháp điều trị kịp thời dựa trên các nguyên nhân gây bệnh cụ thể. Một số phương pháp thường được chỉ định bao gồm:

  • Dùng thuốc như: thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc cầm máu,… để điều trị các tình trạng viêm nhiễm và cải thiện các triệu chứng đi kèm như: đau bụng, đau thắt lưng, mệt mỏi,…
  • Áp dụng các phương pháp như phẫu thuật, tán sỏi,… nếu phát hiện có khối u, sỏi thận, sỏi bàng quang,…
  • Hóa – xạ trị: Trong trường hợp đi tiểu nước màu hồng do khối u, ung thư, người bệnh sẽ được chỉ định hóa – xạ trị.
  • Trong trường hợp người bệnh ngộ độc chì, thủy ngân, bác sĩ sẽ hướng dẫn điều trị, giải độc phù hợp với tình trạng của người bệnh.
Thuốc kháng sinh điều trị tiểu ra máu
Thuốc kháng sinh điều trị tiểu ra máu

Ngoài các phương pháp trên, người bệnh bị tiểu ra máu có thể áp dụng một số cách điều trị tại nhà bằng cách thay đổi lối sống, sinh hoạt như:

  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để thanh lọc cơ thể, loại bỏ các cặn bã hiệu quả.
  • Ăn các loại rau xanh như: giá, bí đỏ,… bổ sung Omega 3 từ cá biển, bơ,… tăng cường các loại vitamin từ hoa quả. Đồng thời, người bệnh cần hạn chế ăn đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, thực phẩm nhiều muối, các chất kích thích như: rượu, bia,…
  • Tập luyện thể dục thể thao hàng ngày, kiểm soát cân nặng hợp lý để tránh gây áp lực lên bàng quang và xương chậu.
  • Vệ sinh cơ thể, đặc biệt là bộ phận sinh dục sạch sẽ hàng ngày để phòng ngừa viêm nhiễm.
  • Không nhịn tiểu bởi điều này làm tăng nguy cơ bị sỏi tiết niệu.
  • Mặc quần áo thoải mái, rộng rãi.
  • Có thể tập các bài tập kegel để nâng cao sức khỏe cơ sàn chậu.
  • Áp dụng các mẹo dân gian điều trị tình trạng đi tiểu, nước tiểu màu hồng như: uống nước giá đỗ luộc, uống nước râu ngô + kim tiền thảo, uống nước bí xanh, uống bột sắn dây,… (Xem thêm: Ăn gì để chữa tiểu ra máu)
Uống nước râu ngô có thể cải thiện tình trạng đái ra nước màu hồng
Uống nước râu ngô có thể cải thiện tình trạng đái ra nước màu hồng

6. Cải thiện tình trạng tiểu ra máu, nước tiểu màu hồng với Bảo Niệu Đức Thịnh

Bên cạnh các phương pháp trên, người bệnh đi tiểu màu hồng có thể tham khảo và sử dụng kết hợp sản phẩm thảo dược để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa tình trạng đi tiểu ra máu màu hồng hiệu quả, tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bảo Niệu Đức Thịnh.

Sản phẩm được bào chế dựa trên bài thuốc chữa bệnh đường tiểu lâu đời của Nhà thuốc Đông y gia truyền Đức Thịnh Đường hơn 200 năm lịch sử liên tục làm thuốc chữa bệnh cứu người, sản xuất tại Nhà máy Đông dược đạt chuẩn GMP-WHO, được Bộ Y tế cấp phép lưu hành toàn quốc. 

Bảo Niệu Đức Thịnh có thành phần thảo dược gồm nhiều vị thuốc quý như: Ích trí nhân, Đương quy, Đảng sâm, Hoàng kỳ, Thỏ ty tử, Viễn chí,… được kết hợp hài hòa theo nguyên lý Quân – Thần – Tá – Sứ của Y học cổ truyền có tác dụng cân bằng âm dương cho cơ thể, làm giảm tình trạng tiểu ra máu, nước tiểu màu hồng hiệu quả. Ngoài ra, sản phẩm còn giúp làm giảm tiểu dầm, tiểu són, tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu không tự chủ, tiểu buốt, tiểu rắt nhờ tác dụng bồi bổ thận, tăng cường chức năng chế ước bàng quang,…

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bảo Niệu Đức Thịnh
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bảo Niệu Đức Thịnh

Hơn 10 năm ra đời, Bảo Niệu Đức Thịnh đã được nhiều chuyên gia đánh giá cao và người tiêu dùng yêu thích. Năm 2019, sản phẩm lọt TOP 100 Thương hiệu – Nhãn hiệu nổi tiếng Đất Việt.

Bảo Niệu có dạng bào chế viên nén nên phù hợp với trẻ trên 6 tuổi và người lớn. Còn nếu trẻ nhỏ hoặc người bệnh thích sử dụng dạng thuốc siro thì có thể tham khảo và sử dụng Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh. 

Thuốc có vị ngọt, mùi thơm, dễ uống, có tác dụng điều trị triệu chứng tiểu máu cũng như các rối loạn đường tiểu khác như: đái dầm, tiểu són, tiểu không tự chủ, tiểu buốt, tiểu rắt,… hiệu quả, an toàn. Để tìm hiểu thêm về Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh, mời bạn xem TẠI ĐÂY.

Thuốc Trị Đái dầm Đức Thịnh
Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh

Bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin chi tiết về nguyên nhân cũng như cách điều trị tình trạng nước tiểu màu hồng hiệu quả. Nếu còn thắc mắc, bạn hãy gọi đến hotline 087.658.8866 hoặc để lại thông tin vào form dưới bài viết để được chuyên gia của Đái dầm Đức Thịnh tư vấn nhé!